Hỗ trợ trực tuyến
  • MR Hoàng
    cameraquansatadc
    0933.666.247
  • Hoàng Anh
    it.trading
    0978.70.77.99
  • Thu Đào
    anhdao.sale
    0963.367.801
  • Hỗ Trợ Kỹ Thuật
    cameraquansatadc
    0903 53 68 63
  • Hỗ trợ khách hàng
    cameraquansatadc
    0904 385 354
Danh mục sản phẩm
Sản phẩm khuyến mãi
- Đầu ghi AHD ADC AHD8032 ( 32CH 1/1.3MP, 2xSata)
Laptop HP 15s-du1105TU 2Z6L3PA (i3-10110U/ 8GB/ 256GB SSD/ 15.6/ VGA ON/ Win11/ Silver)
Máy in Laser Canon LBP-6030
Máy in Laser trắng đen Canon imageClass LBP 161DN PLUS, đơn năng, đảo mặt tự động, in qua mạng có dây
Máy in nhãn Brother QL-1060N
Đối tác
Thống kê
Online
Hôm nay
Tổng truy cập

"Không có đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh thì không có phát triển bền vững"

08:50:1313/10/2022
"Không có đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh thì không có phát triển bền vững; và doanh nhân, doanh nghiệp dù lừng lẫy đến đâu cũng sẽ biến mất”, ông Phạm Tấn Công nói tại Lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam...

Ngày 12/10, Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022.

Điểm nhấn của sự kiện là Lễ là tôn vinh, trao tặng danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" năm 2022 cho 60 doanh nhân, trong đó có 10 người được vinh danh Top 10 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.

Theo VCCI, doanh nghiệp của 60 doanh nhân này năm 2021 có doanh thu trên 1,2 triệu tỷ đồng, vốn chủ sở hữu trên 722 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 148 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 70 nghìn tỷ đồng, với số lao động trên 251.000 người.

60 doanh nhân được vinh danh là nhà lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp thuộc đủ các thành phần kinh tế, có quy mô từ rất lớn đến doanh nghiệp vừa và nhỏ. Người lớn tuổi nhất đã 82 tuổi và người trẻ nhất mới 34 tuổi. Trong đó, có 15 doanh nhân nữ, chiếm tỷ lệ 25%.

VCCI nhận định, mỗi doanh nhân trên đều là một tấm gương, một câu chuyện hay về tinh thần lập nghiệp, bản lĩnh, trí tuệ và cả trách nhiệm xã hội...

XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN XỨNG TẦM VỚI MỤC TIÊU, KHÁT VỌNG 2045

Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhắc lại, cách đây 77 năm, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới Công Thương và 18 năm trước, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 13/10 hàng năm là Ngày Doanh nhân Việt Nam. Từ những dấu mốc đó tới nay, cộng đồng doanh nhân Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và nhận thức rõ sứ mệnh của mình với mục tiêu và khát vọng của dân tộc.

Ông Công cho biết, khu vực doanh nghiệp hiện đóng góp khoảng 70% nguồn thu thuế cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 15 triệu lao động. Đội ngũ doanh nhân đang giữ vai trò là lực lượng chủ lực trong quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu quốc dân và xuất khẩu, tạo tiềm lực, vị thế mới cho đất nước.

Trong 2 năm 2020-2021, cùng với cả nước, các doanh nghiệp, doanh nhân phải gồng mình chống chọi với đại dịch COVID-19. Nhiều doanh nhân, doanh nghiệp đã nêu tấm gương sáng về tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, trách nhiệm xã hội, khi vừa lo duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, đời sống cho người lao động, vừa lăn xả hỗ trợ công tác phòng, chống đại dịch.

"Không có đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh thì không có phát triển bền vững" ảnh 1
Ông Lê Tấn Công chia sẻ tại Lễ kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022.

Trong đó, có doanh nhân đã cùng doanh nghiệp của mình ủng hộ trị giá tới trên 1.200 tỷ đồng cho cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Đội ngũ doanh nhân đóng góp quan trọng vào những kết quả phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước thời gian qua, nhất là kết quả rất tích cực của 9 tháng năm 2022.

Đồng thời, ông Công cho rằng tất cả mới là bước đầu. Cộng đồng doanh nhân cần nhận thức rõ chặng đường phía trước còn dài và đầy thách thức, sứ mệnh của doanh nhân là rất nặng nề trước mục tiêu và khát vọng của dân tộc, phấn đấu đến năm 2045 nước ta trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao, như Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đặt ra.

Theo đó, nếu như năm 2021, Ngày Doanh nhân Việt Nam chúng ta nói nhiều về COVID-19, về khôi phục sản xuất kinh doanh thì Ngày Doanh nhân năm nay, chúng ta hãy nói nhiều hơn về tầm nhìn 2030 và 2045, về xây dựng đội ngũ doanh nhân xứng tầm với mục tiêu, khát vọng của quốc gia, dân tộc, về đạo đức doanh nhân, văn hoá kinh doanh, về chiến lược xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam.

"Văn hóa soi đường quốc dân đi, văn hoá cũng soi đường doanh nhân tiến lên. Không có đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh thì không có phát triển bền vững, và doanh nhân, doanh nghiệp dù lừng lẫy đến đâu cũng sẽ biến mất”, ông Phạm Tấn Công nói.

Top 10 Doanh nhân tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2022. Ảnh VGP
Top 10 Doanh nhân tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2022. Ảnh: VGP

CHÍNH PHỦ THẤU HIỂU, CHIA SẺ, LẮNG NGHE VÀ TIẾP TỤC CÓ CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ ĐỘI NGŨ DOANH NHÂN

Đến dự và phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ sự ghi nhận những đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp trong xây dựng, phát triển kinh tế đất nước; gần nhất là trong chung tay chống đại dịch COVID-19 vừa qua.

Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Bởi đây là lực lượng sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước qua các thời kỳ lịch sử của Cách mạng.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới luôn dành tâm huyết, tình cảm và sự quan tâm đặc biệt cho giới doanh nhân Việt Nam. Ngay sau khi thành lập nước, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương Việt Nam, Người chỉ đạo: Giới công thương là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và Công thương cứu quốc đoàn - tổ chức của giới doanh nhân là một thành viên của hệ thống chính trị của đất nước.

Thủ tướng cho biết, Việt Nam hiện đã có gần 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14.400 hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng phát triển và nâng cao về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động.

Trong đó, khu vực doanh nghiệp đang đóng góp trên 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc. Các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hoạt động không chỉ trong nước mà nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm ra khu vực và thế giới.

Đồng thời, hiện đã và đang xuất hiện một lực lượng doanh nhân trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, khởi nghiệp thành công các mô hình kinh doanh mới, sáng tạo.

Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ tại Lễ kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam và tôn vinh Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2022.

Theo Thủ tướng, đội ngũ doanh nhân cũng luôn thể hiện trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nhân đã và đang tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.

Đặc biệt, khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đội ngũ doanh nhân cùng với doanh nghiệp của mình đã nêu cao tinh thần chia sẻ, đồng hành cùng đất nước, vượt qua khó khăn, tự lực, tự cường, hỗ trợ lẫn nhau, nỗ lực thích ứng linh hoạt để duy trì sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động và ủng hộ Quỹ vaccine phòng, chống COVID-19...

Nhân dịp này, Thủ tướng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước chia sẻ những khó khăn, vướng mắc, vất vả, nhọc nhằn và gửi lời cám ơn, trân trọng biểu dương những nỗ lực, những đóng góp lớn lao của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.

Đồng thời, ông cho biết, Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, lắng nghe và sẽ tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ để đội ngũ doanh nhân vượt qua khó khăn, vươn xa hơn nữa. Để tiếp sức cùng với đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp không ngừng phát triển cả về lượng và chất, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, với tinh thần bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng có trách nhiệm với xã hội, người lao động, bảo vệ môi trường.

Cụ thể là không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ; cân đối, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Với VCCI, Thủ tướng yêu cầu tổ chức này phát huy truyền thống gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, đóng góp tích cực, hiệu quả và luôn đồng hành cùng Chính phủ và cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các hiệp hội doanh nghiệp phát huy hơn nữa chức năng, nhiệm vụ, vai trò trong hỗ trợ, kết nối doanh nghiệp thành viên thích ứng với tình hình mới.

"Lửa thử vàng- gian nan thử sức" - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắn nhủ và thể hiện tin tưởng đội ngũ doanh nhân Việt Nam với truyền thống Tâm – Tài – Trí - Tín sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức để xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển đóng góp tích cực, hiệu quả vì một Việt Nam hùng cường - thịnh vượng...

Tuấn Việt

Nguồn: https://nhipsongkinhdoanh.vn/

Gọi ngay